Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016 Thần thoại
“Một trong những thành tựu của đế quốc là lối khẳng định chính nó thành một bản sắc cấp cao bằng cách dựng nên các bản thể thấp kém (về chủng tộc, tôn giáo, tình dục, giới tính), và trục xuất chúng khỏi quy chuẩn thông thường của “sự thật”. Tôi công nhận rằng thời nay, không có gì lọt khỏi thể chế này; nhưng có rất nhiều vùng ngoại biên, vốn tạo thành từ những gì bị tách lớp ra ngoài để duy trì không gian đế quốc bên trong. Chính từ vùng ngoại biên có vô vàn những giá-trị-ngoại-biên đơn lẻ bao quanh nền hiện đại đế quốc phương Tây này, những lựa chọn phản-thuộc-địa được tái định vị và nổi dậy.

Walter Mignolo

Walter Mignolo, Epistemic Disobedience: The De-Colonial Option and the Meaning of Identity IN Politics , Duke University and Universidad Andina Simón Bolivar, 2007

Các ý niệm về những thực tại có nhận thức gợi lên một cảm giác của sự phục hồi, tái chiếm đoạt những gì từng được coi là phù du, dẫu tồn tại nhưng không hề được cân nhắc thấu đáo. Thông qua quá trình hồi phục đó, ta được mời đến xem xét các khía cạnh khác nhau của thực tế, khi nó bị áp đảo hoặc phủ nhận bởi những phiên bản được đóng gói dưới dạng sự thật sẵn có. Người dân thuộc địa trên toàn thế giới vốn đã thông tỏ tình trạng trên. Như vậy, vô số nền văn hóa được liên kết dưới một bản mẫu quá khứ tương tự. Nhằm khai sáng trải nghiệm đời sống bị che đậy bởi những phán quyết áp đặt, con người phải nương náu vào các di sản phi vật thể như ngôn ngữ, lễ nghi, và tập quán thông qua phương thức truyền miệng.

Xuyên suốt lịch sử, do thần thoại và những hệ thống kiến thức khác có nguy cơ tuyệt chủng rõ rệt bởi quá trình thực dân hóa, nên diễn đạt về bí ẩn cuộc sống và việc truyền tải niềm tin của ông bà qua các nghi thức trình diễn cần được bảo tồn như những di sản ẩn giấu. Hơn nữa, trong văn hóa phổ thông, thần thoại thường được gìn giữ và nâng thành lưu niệm tinh tế, hay được kết hợp với những yếu tố chắt lọc từ văn hóa của kẻ áp bức, như trong phim Hay Muertos Que No Hacen Ruido [Những cái chết không thành tiếng] của Claudia Joskowicz. Ở Nam Mỹ, dịch chuyển chính trị [từ cánh tả] về trung tâm-trái diễn ra vào đầu thế kỷ 21 thiết lập các chính sách mới mang nét phản-thực-dân, vốn dĩ được chắt lọc từ hệ thống kiến thức bản địa truyền lại từ ông cha. Một trong những ví dụ nổi bật của động thái này là việc dung nạp quyền sỏi đất vào hiến pháp Bolivia, bật lên từ khái niệm sumac kawsay (hạnh phúc), triết lý toàn thể về sự liên kết giữa các thành viên trong một công đồng và môi trường của nó. Ở Brazil, quá trình tái chủng tộc hóa – như nhà nhân chủng học Rita Serato diễn giải – là bước tái định nghĩa hình mẫu dân tộc bằng cách cải tạo các chính sách hòa nhập mới. Bản thân các chính sách này được xây dựng trên nền các đàm luận về bản sắc, chất vấn các lập luận được truyền lại từ tầng lớp quý tộc châu Âu sinh sống ở Nam Mỹ vào thế kỷ 19, thời hậu thuộc địa. Cùng với những thay đổi về tư duy xã hội, phim lemanjá của Renata Donovan and FunFun của Ayrson Heráclito tập trung vào các tập quán tâm linh của châu Phi tại Brazil, trong khi Umaturka của Giovanna Miralles quan sát phong tục gọi nước lâu đời của các cộng đồng Aymara người Andes và mối liên hệ giữa nó với hiện tượng sa mạc hóa trong tình trạng biến đổi khí hậu. Trong tác phẩm Crazy World, Crazy Faith [Thế giới điên loạn, niềm tin điên loạn] của Andrew Esiebo và Bare-faced [Trơ trẽn] của Lázara Rosell Albear/Sammy Baloji, các tôn giáo có tổ chức lẫn các tập quán tâm linh phức hợp kích hoạt những liên kết xuyên quốc gia, phá vỡ tư tưởng hiện đại về văn hóa, bản sắc, và lãnh thổ để đổi lấy một hiện trạng toàn cầu phức tạp hơn.

LỊCH CHIẾU


 

SÀI GÒN, VIỆT NAM
19:30

KAMPALA, UGANDA
17:00

SÃO PAULO, BRAZIL
19:30

THỨ TỰ CÁC PHIM TRONG BUỔI CHIẾU

NGHỆ SĨ: PHIM: THỜI LƯỢNG (phút)
NGUYỄN TRINH THI (VIETNAM) Letters From Panduranga 35:00
SASHA HUBER (HAITI/ SWITZERLAND) KARAKIA - The Resetting Ceremony 5:20
BANI ABIDI (PAKISTAN) Death at a 30 Degree Angle 14:59
RENATA PADOVAN (BRAZIL) Iemanjá 3:36
TRƯƠNG CÔNG TÙNG (VIETNAM) Magical Garden 8:21
AYRSON HERÁCLITO (BRAZIL) Funfun 4:08
LAZARA ROSELL ALBEAR / SAMMY BALOJI (CUBA /DR CONGO) Bare-Faced 23:16
CHULAYARNON SIRIPHOL (THAILAND) Planking/Blinding 3:02
ANDREW ESIEBO (NIGERIA) Crazy World Crazy Faith 2:38
CLAUDIA JOSKOWICZ (BOLIVIA - US) Hay Muertos Que No Hacen Ruido [Some Dead Don’t Make a Sound] 10:30
BAKARY DIALLO (MALI) Dankumba 12:14
NGUYỄN THỊ THANH MAI (VIETNAM) Day by Day 58:01

ĐƠN VỊ ĐỒNG TỔ CHỨC CHIẾU PHIM