Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016 Tính vật chất Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016 Công chiếu đặc biệt: về Việt Nam XEM LỊCH CHƯƠNG TRÌNH

'‘Vật chất’ thường được hiểu thiên về khía cạnh vật lý của sự vật, tuy nhiên vẫn có những cách thức khác để lý giải khái niệm ‘vật chất’. Như bài luận ‘The Thing’ của Martin Heidegger chỉ ra: vật chất không chỉ dừng lại ở dạng vật thể hữu hình. Chúng vừa vô hình vừa hữu thể; vừa được gán cho chức năng/ý nghĩa, vừa tương tác với môi trường xung quanh và phản ứng với bối cảnh xã hội nhằm liên tục tái định giá trị của bản thân. Tính đa trị của vật chất trong văn hóa hiện đại thấm đẫm trong thuật ngữ ‘tính vật chất’ với tất cả hàm ý triết học, chính trị, biểu tượng, và thẩm mỹ. Bằng cách nào nghệ sĩ có thể khám phá và đặt câu hỏi cho những ý tưởng về vật chất ở những vùng mà tài nguyên vừa thô vừa khó khai thác, thường chỉ được biết đến như các khu vực có xung đột chính trị-xã hội?

Tính vật chất từ lâu đã là nền tảng chính cho các xung đột vũ khí, dù là tranh giành ẩu đả giữa cá nhân và chính quyền, giữa sự phát triển công nghiệp và cá nhân, hay giữa ban ngành địa phương và chiến lược toàn cầu. Đối kháng giữa cá nhân và nhà cầm quyền, lọc qua người nghệ sĩ, hiện ra như một khảo cứu trong đó vật chất trở thành những biểu tượng cho lòng dũng cảm và kiên cường của từng cá nhân khi sống trong miền quên lãng của chính phủ, như trong phim tài liệu Kerosene [Dầu hỏa] của Kannan Arunasalam từ Sri Lanka. Nhu cầu về tài nguyên thô thường đi kèm với vấn nạn khai thác quá mức gây thiệt hại đến điều kiện sinh sống của dân địa phương (hiển thị rõ khi Phan Thảo Nguyên nhắc đến chiến dịch nhổ lúa trồng đay gây ra nạn đói kinh hoàng thời Nhật chiếm đóng ở Việt Nam). Từ góc khác, độ dư dả tài nguyên lại trợ giúp cho dân chúng lúc khó khăn (thể hiện qua phim tài liệu của Tiffany Chung, chia sẻ những trải nghiệm trực tiếp trong nền kinh tế bao cấp sau chiến tranh ở Việt Nam).

Sau Thế chiến II, một trật tự thế giới mới được thành lập, cho thấy sự hình thành các trạng thái quốc gia mới: đấu tranh giành quyền kiểm soát thương mại tài nguyên trong và ngoài nước, đa phần bằng lòng với nhu cầu thị trường quốc tế để thị trường nội địa hiện đại hóa, để cuối cùng thu về lợi nhuận cho các công ty đa quốc gia. Chiến lược này dẫn đến nhiều ảnh hưởng sâu rộng đến môi trường sinh thái tự nhiên của các khu bảo tồn và xã hội. Tác phẩm của Renata Padovan và Sutthirat Supaparinya chứng minh rằng việc xây dựng các nhà máy điện phục vụ nhu cầu năng lượng quốc gia trên sông Xingdu, Brazil và sông Ping, Thái Lan đã khiến cảnh quan của hai con sông này bị hủy hoại vĩnh viễn.

Tính vật chất trong nhóm phim này cũng là lời phê bình sắc bén về việc các lực lượng chính trị bên ngoài (như các cường quốc thực dân cũ, các nhóm khủng bố, quân du kích đang tìm cách tăng tầm ảnh hưởng thông qua màn che thương mại hay mẽ văn hóa vượt trội) gây ra xáo trộn các cấu trúc xã hội địa phương. Ta thấy rõ điều này trong Mines de Rien [Mỏ rỗng] của Douglas NT. Dùng thể thức tài liệu để kể chuyện hư cấu, phim theo dấu chân của những người thợ mỏ coban tuổi vị thành niên, luôn phải tiếp xúc với hóa chất độc hại ở Congo. Tương tự, trong phim Possession [Chiếm hữu] của Shanaka Galagoda, sự chấp nhận hoán đổi tư trang của người làm báo và quân nhân lúc cao trào của nội chiến Sri Lanka là một xáo trộn gây bất an.

LỊCH CHIẾU


 

SÀI GÒN, VIỆT NAM
19:30

KAMPALA, UGANDA
17:00

SÃO PAULO, BRAZIL
19:30

THỨ TỰ CÁC PHIM TRONG BUỔI CHIẾU

NGHỆ SĨ: PHIM: THỜI LƯỢNG (phút): 
JOMPET KUSWIDANANTO (INDONESIA) War of Java, Do you Remember? #2 5:53
KANNAN ARUNASALAM (SRI LANKA) Kerosene 18:00
RENATA PADOVAN (BRAZIL) The Scale of the Disaster 9:41
SUTTHIRAT SUPAPARINYA (THAILAND) My Grandpa’s Route Has Been Forever Blocked 15:49
PHAN THẢO NGUYÊN (VIETNAM) Uproot rice grow jute 6:31
FERNANDO ARIAS (COLOMBIA) Enjoy Your Meal 16:00
TIFFANY CHUNG (VIETNAM) Recipes of necessity 33:00
DOUGLAS NT (DR CONGO) Mines de Rien [Mines of Nothing] 13:31
SHANAKA GALAGODA (SRI LANKA) The Possession 7:36

ĐƠN VỊ ĐỒNG TỔ CHỨC CHIẾU PHIM